Bộ điều khiển ATS Việt Nam

Bộ điều khiển ATS Việt Nam
Bộ điều khiển ATS Việt Nam 

Giới thiệu chung về mạch điều khiển ATS 3P – V213

 Bảng giá bộ điều khiển ATS





- Bảo hành 2 năm
- Các tính năng hiển thị và điều chỉnh được tập trung để dễ dàng sử dụng
- Có kiểm tra thấp áp, cao áp, mất pha , cắt xung sét 10kA - 8/100us
- chỉnh được thời gian chờ điện lưới tốt trở lại
- chỉnh được thời gian trễ đóng điện lưới cho tải
- chỉnh được thời gian trễ đóng điện máy phát cho tải
- chỉnh được thời gian chờ máy phát nguội rồi tắt
- chỉnh được mức báo thấp áp
- truyền tín hiệu khởi động máy phát nếu mất điện
- các quá trình được khóa chéo liên động, tránh xung đột


2.    Đấu nối : 
  từ trái sang phải trên cầu đấu ( rút đầu cái ra để nhìn thấy chú  thích bên   dưới )

-       2 chân GC : là tiếp điểm khô – thường hở (NO) , sẽ dùng để cấp điện cho contactor máy phát
-       2 chân MC : là tiếp điểm khô – thường hở (NO) , sẽ dùng để cấp điện cho contactor máy phát
-       4 chân A , B , C , N là tín hiệu điện lưới cấp vào mạch
-       2 chân REMOTE là tiếp điểm thường hở, dùng để cấp tín hiệu điều khiển máy phát điện chạy hay dừng
-       2 chân GEN là tín hiệu điện máy phát cấp vào mạch
3. Đèn LED hiển thị : 
chia làm 2 nhánh :
          a. Nhánh MAIN : Điện lưới
-  Đèn MAIN : màu xanh – có điện lưới
                        chuyển sang màu đỏ - điện lưới tốt
-  Đèn N/A : báo điện lưới không tốt, bị mất pha hoặc thấp áp, hoặc không quan tâm trong chế độ Skip Check ( bỏ qua kiểm tra )
- Đèn MC : báo contactor điện lưới được đóng hay cắt
           b. Nhánh GEN : Điện máy phát
-  Đèn GEN :   báo điện máy phát có hay mất
-  Đèn OFF : báo rằng lệnh tắt máy phát đã được cấp ra
-  Đèn GC : báo contactor điện máy phát được đóng hay cắt
4. Triết áp điều chỉnh :
các biến trở điều chỉnh cũng nằm theo 2 nhánh như bên hiển thị
a.    Nhánh MAIN :
-       biến trở CHECK :điều chỉnh thời gian kiểm tra điện lưới khi có trở lại
-       biến trở MC        : điều chỉnh thời gian trễ đóng contactor điện lưới
b.    Nhánh GEN :
-       biến trở COOL DOWN : điều chỉnh thời làm mát máy phát rồi tắt
-       biến trở GC  : điều chỉnh thời gian trễ đóng contactor điện máy phát
5. Công tắc DIP4 màu đỏ :
- Để chọn 1Pha: gạt vị trí 2 xuống, chọn 3 Pha thì gạt 2 lên.
- Để chọn có kiểm tra điện áp thì chọn 1 ON, 3 OFF ( gạt 1 lên, gạt 3 xuống),
   Để chọn bỏ qua kiểm tra điện áp (SKIP CHECK)  thì chọn 1 OFF, 3 ON ( gạt 1 xuống, gạt 3 lên)
-   Trường hợp tiếp điểm REMOTE luôn bị giữ do điện áp lưới thấp hoặc điện áp nội bộ mạch thấp thì gạt vị trí 4 xuống để REMOTE đóng ngắt được. Bình thường vị trí 4 gạt lên.
6. Biến trở MAIN VOLTAGE SENSING :
- Dùng để chỉnh ngưỡng bảo vệ thấp áp. Giá trị này đã được nhà sản xuất chỉnh sẵn, người vận hành không nên thay đổi nếu không có máy móc hỗ trợ.
7. Chuyển mạch  MAIN - AUTO – GEN :
-   Vị trí AUTO: chạy tự động hoàn toàn
-   Vị trí MAIN : chỉ dùng điện lưới nếu điện lưới tốt
-   Vị trí GEN : chỉ dùng điện máy phát nếu điện máy phát tốt
8. Quy trình : Mất điện lưới, REMOTE đóng lại, máy phát bắt đầu chạy, sau khoảng thời gian trễ GC thì đóng tiếp điểm GC, cấp điện máy phát cho tải. Có điện lưới trở lại, đèn MAIN sáng màu xanh, sau thời gian trễ CHECK kiểm tra điện lưới, nếu tốt thì sáng màu đỏ, trễ thời gian MC thì đóng tiếp điểm MC, cấp điện lưới cho tải, máy phát chạy không tải sau khoảng thời gian COOL DOWN rồi tắt máy khi tiếp điểm REMOTE hở ra.


Giới thiệu chung về mạch ATS 1Pha – V206

- Có thể sử dụng với mọi loại máy phát điện, kể cả loại khó vận hành.
- Đề 3 lần , có bảo vệ nếu hỏng AVR máy phát, hoặc quên bật Aptomat MPĐ. Báo lỗi MPĐ nếu không đề được, hoặc không tắt được. Có xóa lỗi nếu tình trạng lỗi đã được khắc phục.
- Có bảo vệ cắt xung sét 10kA-8/20us (sau sét đánh cần hàn nối FUSE trên mạch và cắt bỏ linh kiện chống sét màu xanh MOV trên mạch).
- Có 16 thời gian trễ và chế độ cần thiết, người sử dụng tự tùy chỉnh được cho phù hợp với từng hệ thống.
- Các tiếp điểm đầu ra có dòng đủ lớn đáp ứng cho những trường hợp phổ biến nhất nên hầu như không cần thêm rơle đệm ( trừ START,PREHEAT).
+ Các chuyển mạch, nút bấm trên mặt tủ ( có thể bỏ qua nếu không dùng)
- Chuyển mạch ATS MODE: chọn chế độ cho ATS (MAIN: chỉ dùng điện lưới / AUTO: tự động / GEN: chỉ dùng điện máy phát).
- Chuyển mạch GEN MODE: chọn chế độ cho máy phát (OFF: không chạy trong mọi trường hợp / AUTO: chạy tự động / TEST: chạy thử máy phát để kiểm tra.
- Nút bấm MAINTENANCE: cho chạy bảo dưỡng máy phát định kì sau một thời gian (mặc định 10’) thì tự động tắt máy phát.
+ Để cài đặt thông số tháo nắp theo hình vẽ và thực hiện cài đặt giá trị : 

Sau đó rút cáp nối phía mạch chính ra (là sợi cáp nối mạch chính và mạch hiển thị LED)
+ Hoạt động đầu vào đầu ra: 
- Đầu vào: 
Main: L-N là 2 dây điện lưới 1Pha 220VAC
          R-S là 2 pha còn lại trong trường hợp điện 3Pha
Gen: 2 dây điện máy phát 220VAC
OFF (có thể không dùng): luôn tắt máy phát
TEST (có thể không dùng): chạy thử máy phát
TEMP SENSOR(có thể không dùng): cảnh báo nhiệt độ máy phát quá cao
SW_GC: chỉ sử dụng điện máy phát
- Đầu ra: 
MC: cấp điện cho Contactor điện lưới (Pha L)
GC: cấp điện cho Contactor điện lưới (Pha G)
FUEL/RMT: cấp tín hiệu mở van dầu/ cho phép chạy máy phát (cấp ra 1 cặp tiếp điểm NO – 1 cặp tiếp điểm NC)
OFF/STOP: cấp tín hiệu van cắt ngược/ cắt nhiên liệu để tắt máy phát (cấp tín hiệu một lúc rồi nhả).
PREHEAT: cấp tín hiệu sấy dầu trước khi đề nồ máy phát
START: cấp tín hiệu đề nổ máy phát
ALARM: cấp tín hiệu khi xảy ra lỗi/cảnh báo máy phát điện.


- Đèn báo:
Led GEN FAULT: sáng màu đỏ là lỗi máy phát điện, nhấp nháy là báo điện áp ắc quy đang thấp dưới 11V. 
Led STATUS: khi nhấp nháy là đang hoạt động trong một trong các chu kì trễ. Khi sáng luôn là chờ sự kiện mới.
Led Main: báo có điện lưới ở pha L-N
Led GEN: báo có điện máy phát
Led POWER: báo nguồn 5V 
Led FUSE: báo đứt cầu chì điện lưới

+ Thời gian mặc định như sau  (default) : 13 khoảng thời gian trễ (ngoài ra trên mặt mạch có thể bổ sung thông tin về các thời gian trễ/chế độ khác)
- B1 (T2): Thời gian PRE (sấy dầu): 10” (viết tắt của10 giây) /max=60” (viết tắt của 60 giây).
- B2 (T11): Thời gian MC (trễ đóng khởi động từ điện lưới): 3” /max=30”
- B3 (T3): Thời gian START (thời gian đề nổ máy phát): 3”/max=7”
- B4 (T12): Thời gian COOLDOWN (trễ làm mát máy phát trước khi tắt: 30” /max=16’
- B5 (T9): Thời gian GC: (trễ đóng khởi động từ điện máy phát) 15”/max=2’
- B6 (T10): Thời gian CHECK MAIN (trễ kiểm tra điện lưới tốt : 10”/max=45”
- B7: Thời gian MAINTENANCE (chạy bảo dưỡng định kỳ rồi tự động dừng): 10’/ max=5,5h (chỉnh được dải cài đặt) 
- B8 (T1): Thời gian DELAY (trễ chưa khởi động máy phát): 3” / max=7h
(chỉnh được dải cài đặt) .
- Thời gian DELAY F/S (trễ cấp nhiên liêu-đề nổ) : 3”
- B9 (T8): Thời gian CHECK GEN (kiểm tra điện máy phát tốt) : 5” /max=25’’
- Đề 3 lần nếu chưa thành công
- B10 (T5): Thời gian IDLE/CUT-OFF (nghỉ giữa các lần đề)  : 15” / max=50’’
- B11 (T7): Thời gian CUT START ( ngắt đề nổ khi có điện áp GEN) : 1” /  max = 5”
- B12 (T6): Thời gian STOP/OFF (đóng cuộn cắt nhiên liệu một lúc): 10” /max=60” 
- B13: Cài đặt sử dụng GMC hay ACB : Chế độ đóng cắt xung cho máy cắt  không khí ACB hoặc Switch ATS- chỉ đóng 3 xung ,mỗi xung 5s, nghỉ giữa các xung 10s ( Chỉnh chiết áp>50%) / hay đóng Contactor GMC (Chỉnh chiết áp<50%)
- B14: Mode_Normal_BTS ( trong chế độ BTS cứ chạy hết thời gian “Time_run_BTS” thì lại nghỉ một thời gian “Time_stop_BTS”),chế độ thường Normal ( Chỉnh chiết áp<50%) / hay chế độ BTS (Chỉnh chiết áp>50%). 
B15: Time_run_BTS : 2h/max=4h30. (chỉnh được dải cài đặt) .
B16: Time_stop_BTS : 30’/max=4h30.(chỉnh được dải cài đặt) .
- B17: use_OIL: cài đặt sử dụng cảm biến áp lực dầu. Nếu có sử dụng ( Chỉnh chiết áp>50%). Nếu không sử dụng ( Chỉnh chiết áp<50%). Mặc định lúc sx là không sử dụng, và bắt buộc phải cài là không sử dụng nếu không đấu tại chân cầu đấu OIL_SW.
- B18: Tỉ lệ % còi kêu và tín hiệu B- xuất ra chân ERROR LAMP trên 1 chu kì thời gian. Mặc định 100%/ Dải cài (0-100%)
+ Công tắc chọn DIP 4 vị trí màu đỏ trên mạch:
- FIX DEFAULT (vị trí 1): Gạt lên ON là luôn sử dụng các giá trị mặc định của Nhà sản xuất, gạt xuống là tự cài đặt.
- FAST MODE (vị trí 2): Chế độ nhanh = đề nhanh (mất điện đề ngay), nghỉ ngắn hơn giữa 3 lần đề , đóng điện máy phát nhanh (5s), chuyển máy phát- điện lưới nhanh.
- ALARM RELAY: (vị trí 3): Gạt lên ON là có sử dụng đầu ra relay cảnh báo, gạt xuống là không sử dụng.
- BUZZER: (vị trí 4): Gạt lên ON là có sử dụng còi cảnh báo, gạt xuống là không sử dụng còi.
+ Công tắc chọn DIP 2 vị trí màu đỏ trên mạch:
- VOL_LED (vị trí 1): Gạt lên ON là hiển thị giá trị để phục vụ cài đặt.
- 1PHASE / 3PHASE (vị trí 2): Chọn chế độ cho điện lưới là 1 Pha /3 Pha.



+ Các nút bấm trên mạch:
- RESET: khởi động lại từ đầu, tương tự như việc ngắt nguồn rồi cấp   lại
- TEST: + nếu đang có lỗi máy phát điện GEN FAULT thì xóa lỗi
            + nếu không có lỗi, chạy bảo dưỡng định kỳ máy phát 
            (tương tự như nút MAINTENANCE trên mặt tủ)
- SETUP: dùng để cài đặt các thông số
+ Cách cài đặt giá trị :
Tại mỗi ô chữ nhật có các thông tin sau: TÊN CHẾ ĐỘ, THỜI GIAN MẶC ĐỊNH / THỜI GIAN LỚN NHẤT, Bx ( x là thứ tự cài đặt). Ví dụ: MC, 3”/30”, B2.
Bắt đầu cài đặt:
- Bước 1: 
Gạt công tắc đỏ - tại vị trí 1- Fix Default, gạt xuống phía dưới, 
Chỉnh sẵn chiết áp, theo chiều tăng từ trái sang phải ( trái nhỏ nhất, phải lớn nhất). Gạt công tắc VOL_SETUP_DISPLAY sang ON
Chỉnh chiết áp để LED hiển thị
 = [1– (thời gian cần cài/thời gian max)]   x 5,3
Ví dụ: cần cài trễ chạy máy phát 15 phút
ta cần chỉnh thông số   DELAY-B8- 3”/7h,  
số hiện trên LED cần chỉnh  =  [1-(15 phút/ 420  phút)] x 5,3  =  5,11
vậy chỉnh chiết áp sao cho hiển thị LED là 5,11
- Bước 2: cách 1: chờ cho mạch đang ổn định, không chạy thời gian trễ nào (đèn Status không nháy).  Bấm giữ nút SETUP sao cho nháy đèn xanh đèn đỏ thì bỏ ra. Cách 2: một ngón tay bấm giữ luôn nút SETUP, một ngón tay khác bấm nháy nút RESET, thấy nháy xanh đỏ thì bỏ tay ra.
- Bước 3: tiếp theo còn mỗi đèn xanh nháy, nếu không cài lại dải cài đặt thì bỏ qua, chờ hết nháy. Nếu chỉnh dải cài đặt của B7- MAINTENANCE, B8-DELAY, B15, B16 thì chỉnh sẵn chiết áp ở A% (dải cài đặt mới sẽ là 0 đến MAX x A%, ví dụ MAX=7h, A=15%, suy ra MAX x A% = 63’ ) bấm nút TEST GEN. Nháy xanh nháy đỏ sau đó nháy mỗi xanh. Dải cài đặt mới đã được lưu lại.
- Bước 4: Khi đèn xanh hết nháy,chỉnh triết áp ở vị trí cần cài đặt, trong vòng 20s, bấm nút SETUP với số lần tương ứng với số Bx của thời gian trễ cần cài đặt ( các lần bấm cách nhau không quá 5s, sẽ có đèn đỏ sáng cùng lúc bấm). 
- Bước 5: Bấm xong chờ một lúc, đèn STATUS sẽ có số lần tắt bằng đúng với số Bx ( đếm số lần tắt của led để biết đã cài đặt đúng giá trị cần cài), 
- Bước 6: Nháy mỗi đèn đỏ là kết thúc cài đặt. 
¬ Ví dụ: Cần cài đặt thời gian DELAY là 30’. DELAY thuộc ô B8, max=7h, dải cài đặt đang là 0-7h. 
- Chỉnh dải cài đặt mới là khoảng 0- 63’ (15% của 7h). Ta chỉnh chiết áp sao cho LED hiển thị 
=  [1– (thời gian cần cài/thời gian max)]   x 5,3
 = [1– (63’/420’)]   x 5,3 
= 4,50. 
LED hiển thị 4,50
- Bấm giữ nút SETUP đến lúc nháy xanh đỏ thì bỏ ra, chờ đến lúc chỉ nháy  xanh thì bấm nút TEST GEN . Nháy xanh nháy đỏ, sau đó nháy mỗi đèn xanh một lúc.
- Chỉnh thời gian là 30’ (khoảng 50% của 63’). 
Ta chỉnh chiết áp sao cho LED hiển thị 
=  [1– (thời gian cần cài/thời gian max)]  x 5,3 
= [1– (30’/63’)]   x 5,3 
= 2,77. 
LED hiển thị 2,77
- Bấm nhanh nút SETUP 8 lần (do thuộc ô B8).
- Chờ khoảng 10s, đếm đèn xanh STATUS tắt 8 lần là đã lưu đúng giá trị B8 ( là thời gian DELAY). 
- Nháy mỗi đèn đỏ và kết thúc cài đặt.

¬ Khi muốn tất cả các giá trị trở về mặc định default, làm như sau: 
Cách 1: Gạt công tắc DIP đỏ, vị trí 1, gạt ON lên trên. Mạch sẽ luôn sử dụng mặc định DEFAULT trong quá trình chạy. Có thể gạt DEFAULT 1 lần, bấm RESET lại mạch, rồi lại gạt xuống, như vậy tất cả các giá trị đã trả về mặc định.
Cách 2: Vặn chiết áp về 0%. Một tay bấm giữ nút SETUP, một tay bấm nháy một lần nút RESET, thấy led GEN FAULT+STATUS nháy đỏ nháy xanh thì bỏ nốt tay giữ SETUP ra luôn, thao tác đã hoàn thành.
ϖ Đặc điểm thường gặp của chìa khóa máy phát điện để đấu nối: 
PREHEAT: Khi vặn về vị trí PREHEAT sẽ có 2 chân thông nhau ( thường 1 chân là B+), gọi đó là cặp tiếp điểm PRE.
OFF: Khi vặn về vị trí OFF có thể có 2 chân thông nhau ( thường 1 chân là B-), gọi đó là cặp tiếp điểm OFF hoặc STOP (nếu dùng với STOP  bằng cách lấy tiếp điểm NO của rơle trung gian thêm).
RUN/ON: Khi vặn về vị trí RUN hoặc ON sẽ có 2 chân thông nhau ( thường 1 chân là B+), gọi đó là cặp tiếp điểm FUEL.
START: Khi vặn về vị trí START sẽ có 3 chân thông nhau ( 2 chân là FUEL và B+, chân còn lại gọi là START).

ϖ Cách đo đạc đấu nối CHÌA KHÓA MÁY PHÁT ĐIỆN 
Đối với các loại máy phát điện không tích hợp bộ khởi động bên trong, ta xác định các chân như sau:
Tháo giắc nối các dây từ ổ khóa ra (không có giắc thì tháo dây đầu ắc-quy máy phát điện), dùng đồng hồ vạn năng chỉnh thang đo thông mạch, xác định các chân giắc cắm nối với khóa điện theo trình tự sau:
o Xác định 2 chân FUEL: Đo lần lượt từng cặp dây nối từ khóa điện ra. Khi khóa điện ở vị trí RUN/ON thì 2 dây chập nhau (thông mạch), khi khóa điện ở vị trí OFF thì 2 dây không chập nhau (điện trở ∞).
o Xác định 2 chân START: Khi khóa điện ở vị trí START thì 2 dây chập nhau (thông mạch) khi khóa điện ở vị trí ON, ở vị trí OFF thì 2 dây không chập nhau (điện trở ∞).
o Xác định 2 chân OFF: Khi khóa điện ở vị trí OFF thì 2 dây chập nhau (thông mạch), khi khóa điện ở vị trí ON hoặc START thì không chập nhau (điện trở ∞). Một số loại máy phát điện không có cặp tiếp điểm này.
Sau khi xác định được các chân trên chìa khóa máy phát thì đấu nối tương ứng với các chân trên ATS.
ϖ đấu nối MỘT SỐ CHÂN ĐẶC BIỆT
Chân TEMP: cảnh báo quá nhiệt độ máy phát, khi cấp B- vào chân này thì mạch ra lệnh tắt máy phát.
Chân OIL: áp lực nhớt, bình thường cấp B-, khi mất B- thì ngắt đề
¬ XỬ LÝ KHI CÓ SỰ CỐ:
1. Khi đến thấy mạch không điều khiển được máy phát điện nữa :
         Kiểm tra đèn ERROR cạnh đèn Status có sáng đỏ không? nếu sáng là đang báo lỗi máy phát điện (không khởi động được, không tắt được, không ra điện áp, .....), mạch nhận biết máy phát lỗi nên không cho chạy máy phát nữa. 
         Giải quyết bằng cách: kiểm tra máy phát, sửa xong máy phát thì reset lỗi bằng cách cắt nguồn Main, cắt nguồn BAT cấp cho mạch. (Vì vậy khi lắp đặt cần lắp cầu chì át hoặc nút bấm để cắt B+ rồi cấp lại --> reset lỗi để chạy lại tự động nếu máy phát đề 3 lần không nổ
2. Khi có điện lưới mà mạch không nhận (đèn Check Main trên bo không sáng), MC không đóng.
      Kiểm tra linh kiện chống quá áp MOV màu xanh dương hình tròn nổ chưa, đường mạch nhỏ có chữ FUSE nổ chưa?
      Nếu đúng như trên thì giải quyết bằng cách cắt chân linh kiện MOV vứt đi, hàn lại đường mạch MAIN_FUSE bằng một sợi tơ đồng nhỏ (lấy từ 1 sợi con của dây nhiều sợi <1 mm2)
     Chú ý: Linh kiện chống sét MOV không tương thích với xung điện áp từ LIOA nên nếu nhà có dùng LIOA thì trước khi lắp, cắt chân linh kiện MOV vứt đi.

Các bài viết khác
Lên đầu